Trải nghiệm bị kẹt trong thang máy gặp sự cố là điều không ai mong muốn, thậm chí là sợ hãi. Tuy nhiên, lợi ích to lớn của thang máy khiến chúng ta vẫn đang phải sử dụng thang máy gần như mỗi ngày.
Nhờ có thang máy, con người có thể đi lên cao nhanh hơn, tốn ít sức lực hơn. Thay vì leo từng bước nặng nhọc, bây giờ chỉ mất vài ba phút với một, hai thao tác bấm nút nhỏ, ta có thể đi lên cao tới hàng chục, trăm mét dễ dàng. Thang máy cũng giúp vận chuyển nhiều vật liệu xây dựng lên tầng cao.
Bên cạnh những tính năng hữu dụng ai cũng biết, thang máy cũng mang lại những phiền toái, bực dọc, lo âu cho người sử dụng khi gặp sự cố.
Nội dung
Các sự cố khiến bạn bị kẹt trong thang máy
Thang máy mất điện
Nếu trong quá khứ thang máy chạy bằng hơi nước hoặc trục kéo bằng tay, thì ngày nay chúng hoạt động bằng điện. Với thang máy, nguồn điện là yếu tố vô cùng quan trọng, nếu gián đoạn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành.
Hệ thống đèn chiếu sáng khi thang máy mất điện sẽ không thể hoạt động. Nếu thang kính lộ thiên ngoài trời sẽ dễ dàng phát hiện sự cố. Thang kim loại trong tòa nhà khi mất điện sẽ không còn ánh sáng, gây hoảng loạn cho người bị kẹt trong thang máy. Bảng điện tử điều khiển khi thang máy mất điện cũng có khả năng bị vô hiệu hóa, không thể thao tác.
Thang máy chạy vượt tốc độ cho phép
Mỗi loại thang máy được sản xuất cần phù hợp với điều kiện của mỗi công trình. Vì thế, chúng khác nhau cả về cấu trúc, thiết kế hay cả tốc độ. Thang máy di chuyển nhanh hay chậm cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của con người. Quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sự an toàn khi sử dụng.
Vì thế, việc thiết lập tốc độ thang máy là vô cùng quan trọng; mỗi con số đưa ra phải được tính toán kỹ càng và phù hợp. Tốc độ của thiết bị thang máy được lựa chọn cho từng công trình được tính toán dựa trên số tầng mà thang máy phục vụ và lưu lượng giao thông trong tòa nhà.
Có thể sử dụng công thức đơn giản: số tầng nhân với 10 để ra số vận tốc m/ phút. Ví dụ tòa nhà có 10 tầng thì vận tốc thang máy phù hợp nhất là: 10×10 = 100 m/phút hay 1.5m/s hoặc 1.75m/s. Những nơi như bệnh viện có nhiều bệnh nhân, hoặc gia đình với người già và trẻ nhỏ thì nên lắp đặt thang máy với vận tốc vừa phải là 1m/s.
Thang máy sẽ gặp sự cố khi chúng chạy vượt vận tốc cài đặt. Trên thực tế, trong suốt hành trình, thang máy có những thay đổi đôi chút ở tốc độ trong từng giai đoạn. Vào thời điểm bắt đầu và khi thang máy thực hiện việc dừng lại ở một tầng nhất định thì tốc độ sẽ không đạt được đúng với tốc độ lý tưởng đã cài đặt. Điều này là bình thường, để đảm bảo cho thang máy có thể hoạt động an toàn, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Khi vượt quá tốc độ cho phép thì có thể thang máy đang bị lỗi ở bộ phận cài đặt hoặc tệ hơn là đang rơi tự do mất kiểm soát.
Cửa thang máy bị kẹt
Thang máy là một buồng kín với lớp cửa đóng mở tự động bằng điện, nên nguyên nhân chính dẫn đến thang máy bị kẹt phần lớn là do mất điện. Thang máy bị kẹt không chỉ xảy ra ở các địa điểm công cộng thậm chí thang máy gia đình cũng không tránh được sự cố này. Khi mất điện và bộ phận lưu điện của thang máy không hoạt động hiệu quả sẽ khiến người dùng bị mắc kẹt trong thang máy.
Ngoài ra, thang máy là một hệ thống thông minh được lắp đặt mắt cảm ứng Photocell. Còn được biết đến với những tên khác như cảm biến cửa thang máy, mành hồng ngoại, cảm quang cửa thang máy. Thiết bị này có chức năng nhận biết vật cản để cửa thang không đóng, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Với cảm biến này, khi có bất cứ vật cản nào ngăn cản hoặc ảnh hưởng đến sự hoạt động của cửa thang thì hệ thống sẽ phát ra tín hiệu yêu cầu cửa thang không đóng lại và thang máy sẽ không di chuyển được cho đến khi không có vật cản tại vị trí photocell và cửa được đóng lại hoàn toàn.
Thế nhưng do nhà sản xuất lạc hậu hoặc chính người tiêu dùng tiết kiệm vô lý không lắp đặt, khiến chính mình và mọi người bị mắc kẹt trong thang máy. Thiếu đi photocel, khi có vật cản gây tình trạng kẹt cửa thang máy sẽ không có bộ phận nhận biết và báo hiệu, cửa cabin tự động đóng cửa. Nhưng đang đóng lại mắc phải dị vật nên gây ra hiện tượng kẹt cửa. Thang máy bị kẹt gây ra rất nhiều phiền phức cho người sử dụng.
Thiết bị cảm ứng này cũng có thể bị hỏng do tác động của ngoại lực hoặc thời gian sử dụng lâu dài mà không được bảo dưỡng đúng cách nên hoạt động chập chờn gây nên sự cố lỗi thang máy.
Thang máy rơi tự do mất kiểm soát
Thang máy rơi tự do được hiểu là hiện tượng thang bị đứt cáp rơi thẳng xuống hố PIT mà không được phát hiện và hệ thống thắng cơ (phanh) hay bộ khống chế tốc độ (governor) không hãm lại. Như vậy, sự cố thang máy rơi tự do phần lớn là do đứt cáp hoặc bộ phận thắng bị hỏng. Việc đứt cáp thường khó xảy ra vì mỗi cabin thang máy đều được kéo bởi nhiều sợi cáp. Mỗi sợi cáp tải đều đã có thể chịu được tải trọng của cả thang nên hệ số an toàn rất cao. Tải trọng có thể khiến một sợi cáp đứt lên đến 3100kg – 9400kg.
Hiện nay các thang máy thường sử dụng hệ thống 4 – 6 sợi cáp, mỗi sợi cáp lại được cấu thành từ 6 – 7 tao cáp. Mỗi sợi tao cáp lại được cấu tạo từ nhiều sợi thép, bện lại với nhau rất chắc chắn. Qua đó việc các sợi cáp đồng loạt đứt và không có bộ phận an toàn nào hoạt động làm thang máy rơi tự do là trường hợp cực hiếm xảy ra.
Trên thực tế, chúng ta rất hiếm gặp một trường hợp thang máy rơi tự do mất kiểm soát. Còn những sự cố thang máy máy trôi nhanh hơn tốc độ thông thường hoặc tụt cáp một vài tầng rồi dừng lại, hoạt động bình thường trở lại chỉ là hiện tượng thang máy bị mất kiểm soát vị trí. Tuy nhiên, khi trôi nhiều tầng ở các tòa nhà cao ốc có độ cao lớn, nhiều trẻ em phụ nữ người già sẽ bị hoảng loạn nghiêm trọng. Và khi dừng khựng lại đột ngột, va chạm xảy ra sẽ ít nhiều gây thương tích. Một ví dụ gần đây nhất là vụ rơi thang máy ở Nam Trung Yên, Hà Nội, vào 29/11/2020, khiến gần 10 người bị thương và hoảng loạn.
Làm gì khi bị kẹt trong thang máy?
Là một thiết bị điện nên sẽ khó lòng tránh khỏi sự cố thang máy. Khi đứng trước mọi tình huống, quan trọng nhất vẫn là bạn cần giữ được sự bình tĩnh. Bị mắc kẹt trong thang máy, giữa một không gian kín không dễ chịu chút nào nhưng cũng hãy tình tâm để tỉnh táo phân tích tình huống, xem sự cố bạn đang gặp phải thuộc về trường hợp nào và đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất:
Khi thang máy mất điện
Chờ bộ tích điện kích hoạt
Sự cố thang máy dừng lại đột ngột, đèn bên trong tắt và bảng điều khiển bị vô hiệu hóa. Sử dụng điện nên nguồn điện ổn định là vô cùng quan trọng với thiết bị này.
Thang máy đời mới luôn có hệ thống cứu hộ tự động, gọi là ARD (Automatic Rescue Device). ARD hoàn toàn tự động và được kích hoạt khi nguồn điện lưới cung cấp cho thang bị cắt. Ngay lập tức nguồn điện dự phòng từ UPS hoặc ắc quy sẽ được kết nối và cấp nguồn cho hệ điều khiển để thang hoạt động đưa cabin về tầng gần nhất và mở cửa cho người bị kẹt trong thang máy ra ngoài. Thời gian mất điện đến khi hệ thống ARD vận hành chỉ kéo dài tầm một phút. Thế nên khi bị kẹt trong thang máy do mất điện, bạn chỉ cần chờ đợi ARD kích hoạt trong giây lát.
Liên lạc với bên ngoài
Một số thang máy đời cũ hơn thì không có tính năng nâng cấp như vậy. Khi thang máy mất điện người sử dụng hoàn toàn bị nhốt bên trong. Lúc này người bị mắc kẹt trong thang máy chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài. Sử dụng nút bấm Intercom (hình điện thoại/hình cái chuông ) trên bảng điều khiển. Hoặc dùng di động gọi đến số hotline đơn vị bảo trì hoặc của tòa nhà, dùng app điều khiển thang máy để liên lạc gọi trợ giúp. Hiện nay, chỉ có thang homelift tiên tiến nhất như LEON-II của Shanghai Mitsubishi hoặc LiftingItalia của Ý mới có tính năng này. Thang máy trong các tòa nhà đều có hệ thống thông gió nên hãy yên tâm sẽ có đủ không khí nếu bạn bình tĩnh chờ đợi.
Khi thang máy chạy vượt tốc độ cho phép
Vận tốc thang máy được thiết kế phù hợp với các đối tượng sử dụng thang máy. Sự cố thang máy chạy vượt tốc độ cho phép là khi thang máy lên xuống nhanh hơn tốc độ định mức được thiết kế. Và khi đó bộ khống chế vận tốc sẽ tác động để đảm bảo an toàn. Thiết bị này có vai trò rất quan trọng, giúp giữ cabin bám vào ray nếu thang máy bị đứt cáp hoặc chạy vượt quá tốc độ thiết kế của thang. Bộ khống chế vận tốc tích hợp có tác dụng kiểm soát tốc độ hoạt động của thang máy một cách chính xác.
Ngay khi thang máy chạy vượt 15% tốc độ cho phép, Governor có thể tác động đến cơ chế hãm an toàn. Bộ khống chế vận tốc có công tắc điện riêng biệt, bố trí ở nơi dễ nhận biết để kịp thời xử lý, bảo dưỡng. Thiết bị này nên được mua chính hãng, có dán tem nhãn để khẳng định chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Khi thang máy bị kẹt
Không cố cạy cửa thang máy
Điều tối kị khi bị kẹt trong thang máy là hoảng loạn kêu gào. Việc này sẽ tác động mạnh đến hô hấp, khiến bạn mất sức, thiếu oxy, ngất xỉu, sẽ rất khó để người cứu hộ từ bên ngoài giúp bạn thoát khỏi tình trạng mắc kẹt trong thang máy. Cũng đừng cố dùng tay để cạy cửa thang máy hoặc mở nóc cabin. Việc này không có tác dụng và có khả năng gây mất an toàn đến chính bản thân và thiết bị. Dùng các vật sắc nhọn cũng không khả thi, bạn có thể làm bị thương chính mình. Hoặc tệ hơn là làm tình trạng kẹt cửa từ sự cố biến thành nghiêm trọng hơn. Khi những vật này gãy rụng kẹt vào ray cửa sẽ càng khó để cạy thang máy bị kẹt.
Kiên nhẫn chờ đợi cứu hộ
Việc xử lý thang máy kẹt cũng cần quy trình, các thiết bị an toàn và hiểu biết. Nên tốt nhất cần một đội cứu hộ chuyên nghiệp thực hiện. Từ đó nhận thấy việc huấn luyện về cứu hộ cứu nạn là cực kỳ quan trọng. Dùng nút gọi thang máy và điện thoại liên lạc với bên ngoài và bình tĩnh chờ đợi mới là phương án xử lý sự cố đúng đắn. Đã có nhiều câu chuyện đáng tiếc xảy ra khi hành khách nôn nóng thoát ra ngoài mà không có sự trợ giúp của nhân viên đã được đào tạo kỹ năng cứu hộ cùng dụng cụ cứu hộ chuyên nghiệp.
Tuyệt đối không nhảy trong thang máy bị kẹt hoặc tác động lực mạnh vào cửa. Việc này gây nguy hiểm cho bạn nhiều hơn là có ích.
Sự cố thang máy rơi tự do
Khi xảy ra sự cố này, vị trí và tư thế trong thang máy sẽ quyết định lớn đến thương vong của bạn. Cần phân bố lực đều lên cơ thể bằng cách nằm thẳng ngửa mặt trên sàn. Lúc này, lực tác động được chia đều lên các bộ phận cơ thể, nên có thể hạn chế tối đa các chấn thương. Một tay đặt dưới gáy cố định đầu, một tay che mặt để tránh mảnh vỡ hoặc chấn động. Các tư thế khác như ngồi thụp xuống, đứng thẳng đều sẽ tác động lực rất mạnh xuống cột sống.
Khi mắc kẹt trong thang máy đang trôi tự do, bạn có thể tự cứu mình bằng cách ấn liên tiếp các nút điều khiển các tầng liền nhau. Sẽ có khả năng thang máy dừng lại ở một tầng nào đó và mở để bạn ra ngoài.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân thang máy rơi và lời khuyên chi tiết về cách xử lý khi gặp sự cố này.
Làm sao để bạn không bao giờ bị kẹt trong thang máy?
Phòng tránh rắc rối luôn là thượng sách. Phòng ngừa những sự cố thang máy sẽ tốt hơn là đợi đến lúc bị kẹt trong thang máy. Vậy cần làm sao để những sự cố đáng tiếc trên không xảy ra đây?
Chọn mua thang máy chất lượng
Bất cứ sự việc nào nếu được làm cẩn thận ngay từ đầu sẽ rất có lợi. Với việc lắp đặt thang máy cũng vậy, chọn một nhãn hiệu uy tín như Shanghai Mitsubishi bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm. Việt Chào hân hạnh là đại lý ủy quyền lớn nhất và duy nhất của Shanghai Mitsubishi tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn công nghệ hiện đại, tiện nghi thông minh và đặc biệt là sự an toàn. Ở Việt Chào chúng tôi không chỉ có sản phẩm tốt, mà dịch vụ hậu mãi tận tâm chắc chắn cũng sẽ làm bạn hài lòng.
Sử dụng thang máy đúng cách
Bất cứ thiết bị điện nào cũng đều có hướng dẫn sử dụng. Thang máy không ngoại lệ, sau đây là vài lưu ý Việt Chào muốn gửi đến bạn.
- Chở đúng số người, số cân nặng như tải trọng cho phép. Việc này không chỉ kéo dài tuổi thọ cho thang máy, mà còn đảm bảo an toàn cho chính bạn.
- Tuyệt đối không đứng sát cửa thang máy, tóc và quần áo của bạn có thể kẹt vào cửa.
- Ngoài chở người, thang máy còn rất hữu ích cho việc chở hàng. Nhưng không nên chở vật dụng cồng kềnh vướng víu. Nếu đồ vật va mạnh vào thang máy rất có thể dẫn đến cửa thang máy bị kẹt.
- Ngoài trường hợp khẩn cấp xin đừng bấm loạn các nút trên bảng điều khiển. Vì chính thao tác này lại gây lỗi khiến thang máy bị kẹt.
Mời bạn xem thêm hướng dẫn chi tiết về Cách sử dụng thang máy an toàn: TẠI ĐÂY
Không nên tự sửa chữa thang máy
Sử dụng thang máy đúng cách đã góp phần lớn giảm thiểu các sự cố trong thang máy. Song khi sự cố xảy ra chúng ta cũng không nên tự sửa chữa. Thang máy là một hệ thống phức tạp kết hợp cơ động học và điện tử. Nên cần phải được đào tạo chuyên sâu, có văn bằng chứng chỉ mới có thể tiến hành sửa chữa. Đã có không ít trường hợp thang máy lỗi nhỏ nhưng chủ doanh nghiệp hay gia đình tự sửa chữa, dẫn đến thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn cả tính mạng con người.
Mua gói bảo hành, bảo trì thang máy
Muốn tránh các sự cố phát sinh, một điều quan trọng nữa là cần thường xuyên kiểm tra độ an toàn của thang máy. Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng thang máy không hề tốn tiền vô ích. Sự cố phát hiện sớm thường sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nhiều đơn vị hoặc gia đình cảm thấy nên tiết kiệm tiền, giảm thiểu chi phí nên không mua gói bảo trì hàng tháng mà mua theo quý. Việc này hại nhiều hơn lợi vì mức phí bảo trì hiện nay cho một thang máy gia đình 4-5 tầng chỉ khoảng 800.000đ/tháng. Thế nhưng khi sự cố thang máy phát sinh, có thể bạn phải trả nhiều tiền để thay linh kiện và còn mất cả những thứ hơn cả tiền.
Với những cách phòng chống cũng như kỹ năng xử lý ở trên, Việt Chào hy vọng bạn sẽ không bao giờ phải trải nghiệm cảm giác bị kẹt trong thang máy.
Bài viết thuộc bản quyền của công ty Cổ phần Việt Chào – Đại lý ủy quyền duy nhất và lớn nhất của hãng thang máy Shanghai Mitsubishi tại Việt Nam.
Bài viết hữu ích và đầy đủ. Cám ơn.
Cám ơn bạn đã đọc bài.