[Giải đáp] Exwork là gì và 5 thuật ngữ giá XNK cần biết

Nhiều newbie trong ngành xuất nhập khẩu có thể vẫn còn băn khoăn exwork, exwork price hay điều kiện EXW là gì? Thậm chí nhiều nhân viên lão làng chưa chắc đã phân biệt được FOB destination khác với FOB shipping point ở điểm gì? Khi nào thì nên mua giá Ex works, khi nào giá FOB hay CIF?

Bài viết sẽ giúp các bạn tìm thấy câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi trên và còn hơn thế nữa.

 

Nội dung

Exwork là gì?

Exwork, chính xác là Ex works (viết tắt là EXW) là một trong 11 điều khoản của Incoterms (International Commercial Terms – Bộ Quy tắc thương mại thế giới do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành). Theo Incoterms, Ex works là “giá giao hàng tại xưởng“, “giá xuất xưởng“, mặc dù có những phiên bản khác nữa như Ex factory – giá giao tại nhà máy, Ex warehouse – giá giao tại kho…

Khi mua hàng với điều kiện EXW, bên bán chỉ có trách nhiệm đóng gói hàng đủ điều kiện vận chuyển và giao tại một nơi đã được thống nhất trước với bên mua, thường là xưởng hoặc kho của bên bán. Bên mua chịu trách nhiệm trả tất cả các phí còn lại để đưa hàng về gồm phí vận chuyển nội địa, phí tại cảng giao, phí vận chuyển quốc tế, bảo hiểm, thuế/phí tại cảng đích (nếu có).

[su_note id=”Note”] 

Nhược điểm

Phí vận chuyển nội địa có thể rất cao và thay đổi theo thời gian. Nếu bên mua không thông thạo địa hình và không có đối tác vận chuyển uy tín bên nước bán thì không nên chọn hình thức mua hàng này.

Ưu điểm

Bên mua có thể kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng trước khi đóng gói và vận chuyển đi. [/su_note]

Sau khi đã hiểu exwork là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về các điều kiện giá khác liên quan để xem chúng giống và khác nhau điều gì. 

Điểm khác nhau giữa FOB, CIF và Exwork là gì?

Giá FOB

FOB là viết tắt của từ Freight On Board hoặc Free on Board, tức là giá giao hàng lên tàu/xe/máy bay (gọi chung là lên tàu). Khác với Exwork, bên bán chịu trách nhiệm thêm phần vận chuyển nội địa, phí hải quan và thuế xuất khẩu (nếu có). Bên mua chịu phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Mọi tổn thất về hàng hóa trong quá trình vận chuyển quốc tế do bên mua chịu trách nhiệm. Đây là điều kiện giá được khuyến khích dùng nhiều nhất trong thương mại quốc tế hiện nay.

[su_note id=”Note”]

Nhược điểm

  • Bên mua phải tự tìm bên vận chuyển quốc tế và tự mua bảo hiểm. 
  • Giá vận chuyển quốc tế nhiều lúc dao động mạnh nên bên mua có thể phải chịu nhiều rủi ro. Ví dụ, do Covid-19, đầu năm 2021, lượng container bên Châu Âu và Mỹ thừa nhiều trong khi đầu Châu Á thiếu. Do đó, phí vận chuyển quốc tế về Việt Nam chỉ có khoảng 1000USD/cont, tức chỉ bằng 1/6 phí đi chiều ngược lại. 
  • Có thể có rủi ro là hàng chất lên phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu/cảng không đúng như chất lượng cam kết. Để đảm bảo chắc chắn khi độ tin tưởng chưa cao trong những lần giao dịch đầu tiên và giá trị hàng hóa lớn, bên mua nên cử người kiểm tra hàng hóa trước khi hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển quốc tế.

Ưu điểm

  • Khi chẳng may có rủi ro xảy ra, bên mua yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhanh hơn do làm việc trực tiếp.
  • Bên mua có thể kiểm soát được việc thuê hãng tàu/xe vận chuyển chất lượng theo ý muốn, chọn chặng đường đi, điểm transit. Khi làm việc trực tiếp với bên vận chuyển, bên mua chủ động kiểm tra lộ trình hàng hóa, thông tin liên lạc nhanh và thuận tiện hơn. Bên vận chuyển cũng tận tình phục vụ khách hàng hơn.
  • Phí vận chuyển quốc tế thường rẻ hơn so với việc mua giá CIF vì bên bán thường ước tính giá vận chuyển ở mức cao nhất khi báo giá để đề phòng rủi ro.[/su_note]

Giá FAS 

FAS (Free alongside ship) là một dạng của FOB, nhưng điểm khác là bên bán chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng/cửa khẩu, mà không phải chịu trách nhiệm chất hàng lên tàu.

 

FOB shipping point là gì?

FOB shipping point (điểm vận chuyển đi) là giá FOB mà bên bán chịu trách nhiệm về vận chuyển nội địa và về hàng hóa cho đến khi hàng được chất lên phương tiện vận chuyển quốc tế.

 

FOB destination là gì?

FOB destination (đích) là giá FOB mà bên bán chịu trách nhiệm sắp xếp và trả phí vận chuyển hàng hóa về điểm đích của bên mua. Bên bán không phải chịu phí mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, bên bán phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến tận khi hàng về đến điểm đích của bên mua. Nếu có rủi ro xảy ra, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường.

Giá CFR 

CFR (Cost and Freight) tức phí hàng hóa và phí vận chuyển quốc tế. Hay nói cách khác, bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng về cảng/cửa khẩu đích của bên mua. Cũng giống như FOB destination, mua hàng theo điều kiện CFR, bên bán không phải mua bảo hiểm hàng hóa. Song điểm khác biệt là bên bán KHÔNG phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng hóa đến điểm đích của bên mua.

Ví dụ, Công ty Việt Chào mua thang máy gia đình của hãng Lifting Area, Ý. Nếu mua giá Exwork thì Việt Chào phải tự lo tất cả các khâu và trả thuế phí từ xưởng của nhà máy Lifting Area tại thành phố Parma, phía bắc nước Ý về tới cảng Việt Nam. Tuy nhiên, với giá FOB shipping point, thì sau khi hàng được vận chuyển từ nhà máy của hãng, chất lên tàu tại cảng La Spezia (Ý) là bên bán hết trách nhiệm. Ngược lại, nếu mua với giá FOB destination thì hãng Area sẽ phải chịu trách nhiệm tìm bên vận chuyển, trả phí vận chuyển và  đảm bảo hàng hóa đúng theo hợp đồng mua bán cho đến tận khi thang máy được vận chuyển về cảng Hải phòng, cảng Đà Nẵng hoặc cảng Sài Gòn. Với điều kiện mua CFR, thì bên hãng Area mặc dù vẫn chịu trách nhiệm vận chuyển hàng về đến cảng ở Việt Nam nhưng không phải chịu trách nhiệm nếu chẳng may có rủi ro xảy đến với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

exwork-la-gi
Exwork và FOB, CIF… là gì?

Giá CIF 

Giá CIF (Cost, Insurance, Freight) là giá đã bao gồm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển và phí vận chuyển. Khi mua theo giá CIF, bên mua sẽ không phải chịu trách nhiệm và chi phí gì cho đến khi hàng về đến cảng đích của bên mua. Bên mua sau đó chỉ chịu trách nhiệm trả các loại thuế, phí nội địa như thuế nhập khẩu, thuế VAT, phí thông quan, phí xếp dỡ (THC – Terminal Handling Charge), phí lệnh giao hàng (D/O – Delivery order fee), phí kiểm hóa, phí kiểm định (nếu có) … Như vậy, CIF có thể coi là điều kiện giá ngược hoàn toàn với giá Exwork. Exwork chỉ đơn thuần là giá hàng hóa thì CIF lại bao gồm đầy đủ mọi chi phí cho đến tận cảng bên mua.

Ví dụ, Công ty Việt Chào mua thang máy của Shanghai Mitsubishi theo giá CIF, thì bên Shanghai Mitsubishi sẽ phải chịu trách nhiệm đóng gói, vận chuyển hàng từ xưởng ở thành phố Thượng Hải, ra cảng Thượng Hải, chất hàng lên tàu, vận chuyển đường biển, mua bảo hiểm hàng hóa suốt chuyến. Đồng thời, Shanghai Mitsubishi cũng phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra với hàng hóa cho đến khi hàng về đến cảng Việt Nam do Việt Chào thỏa thuận từ trước.

[su_note id=”Note”]

Nhược điểm

  • Bị động hơn trong việc kiểm soát lộ trình, thời gian hàng về.
  • Phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm thường cao hơn là tự mua khi ký giá FOB vì bên bán thường để mức giá cao nhất khi báo giá nhằm giảm thiểu rủi ro. 

Ưu điểm

  • Bên mua không phải lo lắng, thu xếp tìm đối tác vận chuyển, bảo hiểm.
  • Bên mua có thể được bên bán đồng ý cho mở L/C trả chậm. Ví dụ như đối với Việt Chào, nếu đơn hàng trên 10000USD, có thể được hãng Shanghai Mitsubishi hỗ trợ cho mở L/C trả chậm tới 2 tháng. Đây là một lợi thế đối với doanh nghiệp đang thiếu tiền mặt để thanh toán tiền hàng.[/su_note]

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi exwork là gì, bài viết giúp bạn hiểu hơn về các điều kiện giá xuất nhập khẩu liên quan. Bạn vui lòng chia sẻ nếu thấy bài viết có ích với các bạn khác nữa nhé. 

Bài viết bạn có thể quan tâm: thang máy nhập khẩu

 

Bài viết thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Việt Chào – Đại lý Ủy quyền lớn nhất và duy nhất của hãng thang máy Shanghai Mitsubishi tại Việt Nam.

4 thoughts on “[Giải đáp] Exwork là gì và 5 thuật ngữ giá XNK cần biết

Comments are closed.