Tại sao phải kiểm định Thang máy thường xuyên?

Thang máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt nhu cầu đi lại của con người tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại và khu chung cư. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, việc kiểm định thang máy thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ đi sâu vào các lý do, thời điểm cần kiểm định, hậu quả của việc không kiểm định, cũng như một số ví dụ thực tế để minh họa tầm quan trọng của việc kiểm định thang máy định kỳ.

Nội dung

1. Lý do phải kiểm định thang máy thường xuyên

1.1. Kiểm định thang máy thường xuyên giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng

An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu khi nói đến thang máy. Mỗi ngày, hàng chục đến hàng nghìn người sử dụng thang máy để di chuyển lên xuống các tầng trong tòa nhà. Việc kiểm định thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn và đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.

kiem-dinh-thang-may-giup-dam-bao-an-toan-con-nguoi

1.2. Duy trì hiệu suất hoạt động

Thang máy là “cỗ máy” phức tạp với nhiều bộ phận chuyển động. Qua thời gian sử dụng, các bộ phận này có thể bị mài mòn, hư hỏng hoặc xuống cấp, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thang máy.

Kiểm định định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề này, từ đó có biện pháp bảo trì, sửa chữa kịp thời, đảm bảo thang máy luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.

1.3. Tiết kiệm chi phí dài hạn

Mặc dù chi phí kiểm định thường xuyên có thể tốn kém trong ngắn hạn. Nhưng xét về yếu tố dài hạn, việc kiểm định giúp tiết kiệm chi phí đáng kể (chi phí sửa chửa khẩn cấp; chi phí hỏng hóc; chi phí hao mòn; tai nạn,…) 

Thang máy cũng như một sinh vật sống, cần được “nuôi dưỡng” và chăm sóc thường xuyên. Bằng cách phát hiện và khắc phục các vấn đề từ sớm, chúng ta có thể tránh được những hỏng hóc lớn, đòi hỏi sửa chữa tốn kém hoặc thậm chí phải thay thế toàn bộ hệ thống thang máy.

1.4. Tuân thủ quy định pháp luật

Tại Việt Nam, việc kiểm định thang máy không chỉ là một biện pháp an toàn mà còn là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật. 

Cụ thể, Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH  của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,  kiểm định thang máy là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất và làm việc. 

1.5. Nâng cao uy tín và giá trị tòa nhà

Một tòa nhà với hệ thống thang máy được bảo trì tốt và kiểm định thường xuyên sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, người thuê và người sử dụng. Điều này góp phần nâng cao uy tín và giá trị của tòa nhà trên thị trường bất động sản.

2. Khi nào cần kiểm định thang máy? Tần suất kiểm định thang máy thường xuyên?

Kiểm định thang máy không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vậy khi nào cần kiểm định thang máy và lý do gì khiến việc này trở nên cấp thiết? Câu trả lời nằm ở việc duy trì sự ổn định, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo tính mạng con người trong quá trình vận hành thang máy.

2.1. Kiểm định thang máy lần đầu

Theo quy định, thang máy cần được kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng. Đây là bước quan trọng để đảm bảo thang máy đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật trước khi chính thức vận hành.

Sau khi có tổ chức kiểm định là bên thứ ba vào kiểm định từng bộ phận của thang máy. Phía kiểm định sẽ hoàn thành theo biên bản dưới đây và cấp tem kiểm định thang máy đi vào hoạt động. 

giay-kiem-dinh-thang-may-1 giay-kiem-dinh-thang-may-2 giay-kiem-dinh-thang-may-3 giay-kiem-dinh-thang-may-4

 

2.2. Kiểm định thang máy định kỳ

Theo luật pháp Việt Nam, thời hạn kiểm định thang máy được quy định rõ ràng tại Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể về thời hạn kiểm định định kỳ đối với thang máy như sau:

 

thoi-gian-kiem-dinh-thang-may-thuong-xuyen-la-bao lau_?

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều đơn vị quản lý và vận hành thang máy chọn kiểm định hàng năm để đảm bảo an toàn cho người và thang máy một cách tối đa. 

2.3. Kiểm định thang máy đột xuất

Ngoài kiểm định thang máy thường xuyên, thang máy cần được kiểm định đột xuất trong các trường hợp sau:

  • Sau khi thang máy vừa hoàn thiện thi công và lắp đặt
  • Sau khi thang máy được cải tạo lại và sửa chữa nhiều gây ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn
  • Sau khi thang máy không sử dụng từ 12 tháng trở lên
  • Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động hoặc cơ sở sử dụng

2.4. Không quên kiểm tra thang máy hàng ngày

Bên cạnh các đợt kiểm tra định kỳ từ đội kiểm định, bảo trì, việc kiểm tra hàng ngày của người sử dụng và quản lý trực tiếp là rất quan trọng.

kiem-dinh-thang-may-thuong-xuyen-10

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (cửa thang đóng mở không trơn tru, thang vận hành bị giật nhẹ, đèn báo hiệu nhấp nháy hoặc không hoạt động…), cần báo ngay cho quản lý tòa nhà hoặc đội bảo hành – bảo trì để xử lý kịp thời.

3. Hậu quả khi không kiểm định thang máy thường xuyên là gì?

Không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc kiểm định và bảo trì thang máy thường xuyên. Việc lơ là trong công tác kiểm định có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

3.1. Nguy cơ xảy ra tai nạn cao 

Việc không kiểm định thang máy thường xuyên có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tai nạn nghiêm trọng như rơi thang, kẹt cửa, hoặc thang máy đột ngột dừng giữa các tầng. Những tai nạn này có thể gây thương tích nặng hoặc thậm chí tử vong cho hành khách.

3.2. Vi phạm pháp luật và bị xử phạt

Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ thang máy trong quá trình sử dụng được quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ như sau:

Mức phạt

Mức độ vi phạm
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng Vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư
Ttừ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng Vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư
Phạt 75.000.000 đồng Vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên

 

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ cũng quy định rõ:

  • Phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

3.3. Ảnh hưởng đến sinh hoạt và kinh doanh

Đối với các tòa nhà thương mại, khách sạn hoặc trung tâm mua sắm, thang máy không an toàn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Khách hàng có thể cảm thấy không an tâm khi sử dụng dịch vụ, dẫn đến việc giảm lượng khách và doanh thu.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày Thang máy là phương tiện di chuyển chính trong các tòa nhà cao tầng. Khi hệ thống thang máy gặp sự cố, việc di chuyển của cư dân, nhân viên hoặc khách hàng sẽ bị gián đoạn. Điều này gây ra sự bất tiện lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và sinh hoạt hàng ngày.

3.4. Tăng chi phí sửa chữa và thay thế

Một chiếc thang máy không được kiểm định định kỳ có nguy cơ hỏng hóc cao hơn. Những lỗi nhỏ không được khắc phục sớm sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến việc phải thay thế nhiều linh kiện, thậm chí là toàn bộ hệ thống thang máy. Điều này kéo theo chi phí sửa chữa và bảo trì tăng lên đáng kể, trong khi nếu kiểm định thường xuyên, các vấn đề có thể được giải quyết từ sớm với chi phí thấp hơn rất nhiều.

4. Ví dụ thực tế về hậu quả của việc không kiểm định thang máy thường xuyên

Cũng giống như phương tiện đi lại như xe máy và ô tô cần kiểm định thường kỳ thì thang máy cũng vậy. Trên thực tế, việc quản lý thang máy của Chủ đầu tư/ Quản lý dự án/ khách hàng,…có thể là lý do khách quan, có thể là lý do chủ quan mà chúng ta không đồng ý kiểm định thường xuyên. Và hậu quả xảy ra thường là những cái kết không có hậu.

4.1. Tai nạn ch** người tại Nghệ An 

Vào đầu năm 2021, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại Sở Tài chính Nghệ An khi rơi vận thăng lồng, nguyên nhân cũng là do chủ quản lý không thực hiện kiểm định đầy đủ. Thật không may là tai nạn này khiến 3 người chết, 8 người bị thương nặng. Nguyên nhân sự việc do Công ty không có thẩm quyền kiểm định nhưng vẫn cung cấp dịch vụ kiểm định nên không phát hiện các lỗi của vận thăng và hậu quả thảm khốc đã xảy ra. 

4.2. Hiểm hoạ thang hết kiểm định trong khu nhà ở xã hội

Câu chuyện từ năm 2021, 5 chiếc thang máy trong 4 toà thì cả 5 đều đã hết hạn kiểm định hơn 1 tháng. Người dân vẫn phải sử dụng thang trong nguy cơ mất an toàn. Khi Quản lý trực tiếp Khu nhà ở công nhân thừa nhận rằng “Kiểm định chỉ giúp cho người dân yên tâm đi lại trong quá trình sử dụng”. Một câu trả lời thể hiện rõ sự tắc trách, thờ ơ, vô trách nhiệm của một người Quản lý toà nhà trước sinh mạng của hàng trăm con người.

4.3. Đi thang máy như chơi trò cảm giác mạnh ở chung cư TP.HCM 

Hoàn tất và bàn giao từ năm 2019, hết hạn kiểm định từ năm 2021. Vậy mà đến tận nửa năm 2022, cả ngàn cư dân luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ vì chất lượng thang máy. Trong khi đó, chủ đầu tư vẫn đang chiếm giữ tiền phí bảo trì khiến cho việc sửa chữa các hạng mục hư hỏng gặp khó khăn

Và còn rất rất nhiều trường hợp khác mà chúng tôi chưa thể thống kê được,…

Kết luận về quy định kiểm định thang máy thường xuyên

Kiểm định thang máy thường xuyên không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và duy trì hiệu quả hoạt động của tòa nhà. Qua những phân tích và ví dụ thực tế trên, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm định và bảo trì thang máy.

Để đảm bảo an toàn tối đa, các chủ đầu tư, đơn vị quản lý tòa nhà, chủ nhà tư nhân cần:

  1. Nắm rõ kế hoạch kiểm định định kỳ chi tiết và tuân thủ nghiêm ngặt.
  2. Lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín, được cấp phép đầy đủ.
  3. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ kiểm định và bảo trì để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý.
  4. Đầu tư thích đáng vào công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc, đảm bảo sự an toàn cho mọi người cũng như chính bản thân mình. 

Bằng cách chú trọng đến công tác kiểm định và bảo trì thang máy, chúng ta không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống và làm việc trong môi trường đô thị hiện đại. Hãy nhớ rằng, một chút đầu tư vào việc kiểm định thường xuyên có thể giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và tránh được những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.