11 lưu ý quan trọng cần biết về kiểm định thang máy (2021)

Kiểm định thang máy là hoạt động bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như đảm chất chất lượng, tuổi thọ của sản phẩm. Mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết về mọi thông tin cần biết về kiểm định thang máy của Việt Chào dưới đây.

Kiểm định thang máy là gì?

Kiểm định thang máy là hoạt động kiểm tra hoạt động, chức năng của thang máy. Sau khi kiểm tra, nếu thang máy hoạt động bình thường, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thì sẽ được dán tem kiểm định.

Tại sao phải kiểm định thang máy?

Thang máy là một thiết bị cơ điện, đòi hỏi độ chính xác cao khi hoạt động và là thiết bị đòi hỏi độ nghiêm ngặt cao về hệ số an toàn (Theo thông tư số 53/2016/TT – BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ lao động – thương binh và xã hội “Ban hành các danh mục thiết bị máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Chúng ta đã từng phải nghe về những vụ tai nạn thang máy xảy ra, khiến người sử dụng bị hoảng loạn, thương tật hoặc thậm chí là tử vong. Mặc dù thang máy ngày càng được cải tiến với hàng loạt các tính năng an toàn, nhưng các tính năng này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi hoạt động bình thường. Đó là lý do tại sao kiểm định thang máy là hoạt động bắt buộc.

Có thể tóm tắt 3 lý do phải kiểm định thang sau đây:

  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  • Đảm bảo chất lượng, hiệu quả thang
  • Kéo dài tuổi thọ của thang

Thời hạn kiểm định thang máy

Theo khoản 4.2 về Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy, QCVN 26:2016/BLĐTBXH,

Thang máy phải được kiểm định các lần sau:

  • Lần đầu: Trước khi đưa vào sử dụng
  • Các lần tiếp theo: kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Chu kỳ kiểm định như sau:
  • Không quá 03 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong điều kiện làm việc bình thường;
  • Không quá 02 năm một lần đối với các thang máy đã sử dụng trên 10 năm hoặc làm việc trong điều kiện môi trường ăn mòn, tần suất làm việc cao.

Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn nếu nhà sản xuất hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.

Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của thang máy trong quá trình sử dụng.

Chi phí kiểm định thang máy

  • Thang dưới 10 tầng: 2.5 triệu đồng
  • Thang trên 10 tầng: 3 triệu đồng

Ai phải chịu chi phí kiểm định?

Bên bán sẽ phải chịu chi phí kiểm định đối với lần đầu tiên trước khi thang máy đủ tiêu chuẩn bàn giao cho bên mua đưa vào sử dụng.

Từ lần kiểm định tiếp theo, bên mua sẽ phải tự chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp nhà cho thuê thì thường chủ nhà vẫn phải chịu trách nhiệm mời và trả chi phí cho công tác kiểm định thang (trừ phi có thỏa thuận khác giữa hai bên). Vì vậy, vì quyền lợi của mình và đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chất lượng thang, bên thuê nhà có quyền yêu cầu chủ nhà thực hiện kiểm định thang đúng hạn theo quy định.

Thông thường, một bước bắt buộc trong quy trình Bảo trì thang của công ty Việt Chào là kiểm tra thời hạn của tem kiểm định và thông báo cho chủ nhà/chủ đầu tư khi hết hạn. Việt Chào cũng sẵn sàng cung cấp thông tin, hướng dẫn cách liên lạc với cơ quan kiểm định có uy tín cho khách hàng. Khi được yêu cầu, Việt Chào cũng có thể thay mặt khách hàng mời cơ quan kiểm định đến làm việc. Một nguyên tắc của Việt Chào là chỉ cung cấp dịch vụ bảo trì,sửa chữa khi thang còn đang trong thời gian kiểm định. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cho kỹ thuật viên và cho thang.

Luật kiểm định thang máy

Mời các bạn tham khảo các quy định về kiểm định thang máy dưới đây:

  • Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH, QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
  • Quy định QTKĐ 21/2016/BLĐTBXH, QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THANG MÁY ĐIỆN ban hành theo thông tư 54/2016-TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ LĐTBXH.

Các tiêu chuẩn kiểm định thang 

Quá trình kiểm định thang cần dựa theo các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN 6904: 2001 – Tiêu chuẩn Việt Nam về Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • TCVN 6395:2008 – Tiêu chuẩn quốc gia về Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Các bước kiểm định thang máy

Theo QTKĐ 21/2016/BLĐTBXH ở trên, kiểm định thang máy gồm 5 bước sau:

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;

– Các hình thức thử tải – Phương pháp thử;

– Xử lý kết quả kiểm định

Nội dung kiểm định thang máy

Theo QTKĐ 21/2016/BLĐTBXH, nội dung kiểm định thang máy gồm các hạng mục sau:

  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: kiểm tra xem thang có đồng bộ không, có được lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế không, có hư hỏng, khuyết tật hay bất thường gì không.
  • Kiểm tra kỹ thuật: kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy (kiểm tra từ lối vào, độ cao, các thiết bị được lắp trong buồng máy như lan can, cầu thang. Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, đo khoảng cách an toàn… Kiểm tra cáp treo cabin – đối trọng, cáp governor. Kiểm tra nhiệt độ, ánh sáng, khả năng thông gió trong buồng máy, cửa buồng máy. Kiểm tra phanh điện, puli, việc bố trí các bảng điện, cửa cabin (khả năng kiểm soát đóng mở, khe hở giữa hai cánh). Kiểm tra tình trạng cabin (chiếu sáng, thông gió, tay vịn, nóc…). Kiểm tra ray dẫn hướng cabin và dẫn hướng đối trọng. Kiểm tra các thiết bị lắp trong giếng thang. Kiểm tra cửa tầng: khe hở giữa hai cánh, việc đóng mở. Kiểm tra môi trường vệ sinh và ánh sáng của hố thang. Kiểm tra khả năng chống thấm nước của hố thang. Kiểm tra giảm chấn.
  • Thử không tải: Kiểm tra xem thiết bị có hoạt động theo đúng tính năng thiết kế.
  • Thử có tải: Thử tải động ở 100% định mức (cho thang chạy lên và xuống) và thử tại động ở 125% định mức (chỉ cho thang chạy xuống)
  • Kiểm tra độ sai lệch dừng tầng, thiết bị hạn chế quá tải, thử thiết bị cứu hộ và bộ báo động cứu hộ

Sau khi kiểm tra xong các nội dung trên thì cơ quan kiểm định cần xác nhận vào bản lý lịch thang và dán tem an toàn ngay sau khi kiểm định lên thang máy.

mau-tem-kiem-dinh-thang-may
Các mẫu tem kiểm định được dán trên thang do Việt Chào cung cấp và bảo trì

Trung tâm kiểm định thang máy

+ Trung tâm kiểm định nhà nước: là các trung tâm thuộc Bộ LĐTBXH.

  • Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I. Địa chỉ: 18 Đường Tam Trinh, Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II. Địa chỉ: Lầu 6, Citilight Tower, 45 Võ Thị Sáu, P. Đa Kao, Quận 1, Tp. HCM.

+ Trung tâm kiểm định tư nhân:

  • Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo và KĐAT Việt Nam. Địa chỉ: Số 8 ngách 10, ngõ 355/26, Đường Xuân Đỉnh, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội;
  • Công ty Cổ phần Chứng nhận và KĐ Vinacontrol. Địa chỉ: 41 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
  • Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội. Địa chỉ: Ngõ 5, Khu Tập Thể Đo Lường, Từ Liêm, Hà Nội.

Những lưu ý khi lựa chọn cơ quan kiểm định 

Khách hàng nên chọn những Trung tâm kiểm định thang đáp ứng những điều kiện sau:

  • Được cơ quan Quản lý nhà nước cụ thể là Cục An toàn Lao động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động;
  • Đơn vị có năng lực, uy tín và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định thiết bị nâng, thang máy;
  • Cán bộ kỹ thuật được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề, thẻ kiểm định viên có mã định danh;
  • Tác phong làm việc chuyên nghiệp (sử dụng quần, áo, giày và mũ bảo hộ lao động của đơn vị KĐAT cấp), an toàn và đúng hẹn với khách hàng;
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận kết quả nhanh, linh hoạt.

 

Mời quý khách tham khảo bài viết liên quan:

 

2 thoughts on “11 lưu ý quan trọng cần biết về kiểm định thang máy (2021)

Comments are closed.