– “Sao thang máy nhập khẩu của cháu đắt gấp đôi thang máy bên X báo chú nhỉ?”
– “Bên đó cũng báo chú giá thang máy nhập từ Italia như của bọn cháu ạ?”
– “Không, bên đó báo thang Nhật, sản xuất ở Malaysia”.
Thang Nhật, sản xuất tại Malaysia, 5 điểm dừng, 350kg, khung, cabin vách kính mà giá chỉ trên 400 triệu – bằng giá thang nội??? Thế này thì cháu biết tại sao rồi ạ.
Nội dung
Tại sao thang máy nhập khẩu rẻ tiền lại là hàng dỏm?
Thang “ngoại” của chú có có thể là một trong hai loại sau:
1. Thang máy nhập khẩu nhưng thực ra là hàng nội
Thang nội/thang liên doanh thường là thang có tủ điện/máy kéo và một số bộ phận khác như chuông báo cửa, khóa cửa cabin, ray… nhập ngoại từ nhiều nước khác nhau, như Malaysia, Ý, Nhật và phần lớn là Trung Quốc địa phương. Phần cơ khí như cửa, vách cabin… sản xuất trong nước. Phần lắp ráp hoàn thiện thang đương nhiên cũng được thực hiện trong nước. Trường hợp của chú có thể là nhập tủ điện và máy kéo từ Malaysia và sau đó “dán nhãn” thang Nhật, sản xuất tại Malaysia.
Chú bảo: “Nhưng họ bảo sẽ cho chú xem C/O (Chứng nhận xuất xứ) và C/Q (Chứng nhận chất lượng mà) của thang máy nhập khẩu mà?”
Thưa chú: “Chú nhớ yêu cầu họ cho xem chứng nhận xuất xứ (C/O) của thang máy nhập khẩu đồng bộ chứ không phải chứng nhận của các bộ phận riêng lẻ chú nhé. Còn nếu họ chỉ cho chú xem bản sao công chứng dịch thuật hoặc sao y bản chính thì chú nhớ bảo họ phải cung cấp bản gốc để đối chiếu. Và kể cả khi họ cung cấp bản gốc, chú nhớ soi thật kỹ chú nhé. Giờ công nghệ chỉnh sửa ảnh tài lắm ạ; họ có thể biến một cô gái già thành trẻ măng và có nhiều đơn vị công chứng tư nhân vô trách nhiệm họ sẵn sàng đóng mộc ngay đó chú.”
2. Thang máy nhập khẩu nhưng bị “phù phép”
Thang máy của chú chỉ được “tráng mác” ngoại, và “tráng” hẳn ngoại được cho là xịn như Hàn Quốc, Nhật, Châu Âu, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan nghe cho hấp dẫn, đánh vào tâm lý nhiều người từ lâu vốn không thích hàng Trung Quốc. Không thể phủ nhận là phần lớn hàng Hàn Quốc, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ… là hàng tốt, nhưng không phải hàng nào cũng tốt.
Chú kiểm tra xem:
- Họ có website với đầy đủ thông tin về nhà máy, về đại lý phân phối, về mối quan hệ với Tập đoàn của họ bên Nhật, bên Mỹ hay bên Châu Âu như họ “vẽ” ra không? Tập đoàn/Công ty bên Nhật, Mỹ, Ý đó có thật sự tồn tại không?
- Hàng của họ có nhà máy sản xuất không?
- Nhà máy sản xuất có địa chỉ rõ ràng không? Có lớn không? – Chú vào google map và bấm địa chỉ, rồi chọn chế độ xem vệ tinh là nhìn rõ mồn một nhà máy của họ luôn. Nếu nhà máy chỉ có một gian nhà xưởng nho nhỏ; nếu nhà máy không có tên đúng như trong CO/CQ thì chú cần nghĩ lại ạ.
Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì hàng ngoại của chú thực ra cũng vẫn chỉ là hàng Trung Quốc, mà là hàng Trung Quốc chất lượng kém, của các công ty gia công nhỏ lẻ, chu du sang Malaysia, rồi về Việt Nam ta.
Thang máy nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng kém chất lượng?
Không phải hàng Trung Quốc nào cũng không tốt. Trung Quốc là một nước lớn, một thị trường lớn nhất thế giới, với đủ các loại mặt hàng từ bình dân đến cao cấp. Hàng Trung Quốc mà nhiều người Việt Nam mình được tiếp cận là hàng bình dân, rẻ tiền, theo đơn đặt hàng của chủ doanh nghiệp Việt. Và từ đó chúng ta hình thành lên định kiến rằng hàng Trung Quốc là hàng kém chất lượng. Thực chất, các mặt hàng cao cấp, xa xỉ mà nhiều người đang sử dụng một cách tự hào, săn đón, mơ ước như Iphone, như Gucci, Nike, Mitsubishi, Toyota, Honda, Otis, Kone… đều đang được sản xuất từ Trung Quốc mà. Trung Quốc cũng có những thương hiệu của riêng họ được khách hàng khắp thế giới, kể cả Châu Âu và Mỹ ưu chuộng như Xiami, Huwei, ZTE…
Vậy chú biết hàng Trung Quốc nào tốt rồi đúng không ạ?
- Hàng của Tập đoàn lớn, đặt nhà máy tại Trung Quốc.
- Hàng của công ty Trung Quốc lớn, có thương hiệu, có nhà máy lớn.
Đến đây, có thể chú sẽ thắc mắc:
– “Tại sao thang máy nhập khẩu từ Tập đoàn Nhật nhưng sản xuất bên Thái Lan lại đắt hơn khi sản xuất tại Trung Quốc? Tại vì sang Trung Quốc chất lượng bị giảm đi để giảm chi phí chứ gì?”
– “Dạ không chú ơi. Trung Quốc là công xưởng lớn nhất thế giới. Họ cũng là “trùm” cung cấp nguyên vật liệu thô và đất hiếm cho các nhà máy trên thế giới. Khi nhà máy đặt tại Trung Quốc, họ đã giảm được chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu nguyên liệu thô. Hơn nữa, với số lượng khách hàng khủng của riêng thị trường Trung Quốc thôi, thì họ lại càng có thể tối ưu được chi phí sản xuất. Sản xuất 100.000 cái thang máy trên cùng một dây chuyền sản xuất rõ ràng hiệu quả lớn hơn nhiều so với việc sản xuất 10.000 cái đúng không chú?”
So sánh giá thang máy nội và thang máy nhập khẩu nguyên chiếc
Cháu kể chú nghe các chi phí của một cây thang máy nhập khẩu nhé ạ:
STT | Chi phí | Ghi chú |
Phí ngoài công ty | ||
1 | Vận chuyển quốc tế | Thay đổi theo tải trọng, khoảng cách |
2 | VAT đầu vào | 10% |
3 | Phí thông quan | 3~5% |
4 | Phí vận chuyển từ cảng đến chân công trình | Tùy theo từng thời điểm. Ví dụ như trong thời kỳ covid19 khi đường 5A bị cấm thì giá tăng lên gấp 3 |
5 | Phí kiểm định | |
Phí trong công ty | ||
6 | Lương nhân viên kinh doanh | |
7 | Lương nhân viên thiết kế | |
8 | Lương nhân viên quản lý công trình, nhân viên giám sát chất lượng | |
9 | Lương nhân viên kế toán | |
10 | Lương nhân viên kỹ thuật (lắp đặt – vận hành thử) | |
11 | Lương nhân viên hành chính | |
12 | Lương quản lý | |
13 | Phí vốn | Nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì phí vốn ít nhất bằng lãi suất cho vay NH. Với doanh nghiệp yếu thì phải chịu thêm lãi suất vay NH (cao hơn 3-4%). |
14 | Phí bảo hiểm cho thang | Đề phòng rủi ro cho thang và người sử dụng. Không nhiều doanh nghiệp có chi phí này. |
15 | Phí rủi ro | Thay đổi tỷ giá ngoại hối. Thời gian báo giá và thời gian thanh toán cách xa nhau, trong khi nhiều lúc tỷ giá ngoại tệ tăng chóng mặt. Ví dụ như gần đây tỷ giá USD – Nhân dân tệ tăng tới 7%. |
Vậy nếu họ bán với giá thấp như vậy thì họ chịu lỗ chăng? Và họ tự bù lỗ? Có doanh nghiệp nào đi buôn mà lại chịu lỗ đâu ạ. Chẳng nhẽ họ không cần trả lương cho nhân viên?
Công ty của họ một người làm hết được tất cả các khâu? Vậy chất lượng có đảm bảo? Họ có cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt cho chú hay họ chỉ cần bán xong được thang là thôi? Họ bán hòa vốn rồi đến lúc thay thế thiết bị sau này họ sẽ “gỡ” lại chăng?
– “Nhỡ công ty cháu ăn lãi dầy, còn công ty kia lấy lãi ít thì sao?”
– “Trong thời đại thông tin mở, tràn đầy trên mạng, nếu thích chú có thể khảo giá dễ dàng. Hơn nữa, kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt với hàng trăm công ty thang máy lớn, nhỏ, bọn cháu mà lấy lãi cao thì bán thang cho ai ạ?”
Mời chú tham khảo bảng giá thang máy trên thị trường hiện nay:
Thông số thang | Thang máy Việt Nam | Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc | |
Thang máy tải khách | Tải trọng 350kg, 5 điểm dừng, tốc độ 1.0 m/s. Động cơ cáp kéo. Hố thang bê tông thông thường | 320 triệu – 350 triệu | 600 triệu – 700 triệu |
Tải trọng 350kg, 5 điểm dừng, tốc độ 1.0 m/s. Động cơ cáp kéo. Hố thang bằng thép, vách hố và vách cabin bằng kính. | 450 triệu – 490 triệu | 700 triệu – 900 triệu | |
Thang máy gia đình | Tải trọng 350kg, 3 điểm dừng, tốc độ 1.0 m/s. Động cơ cáp kéo. Hố thang bằng thép, vách hố và vách cabin bằng kính. | 400 triệu – 450 triệu | 700 triệu – 850 triệu |
Tải trọng 350kg, 3 điểm dừng, tốc độ 0.3 m/s. Động cơ thủy lực. Hố thang bằng thép, vách hố và vách cabin bằng kính. | Không có | 650 triệu – 900 triệu |
Lưu ý: Giá trên chỉ có tính tương đối vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ giá ngoại hối, nâng cấp công nghệ mới, vật liệu cabin, các tính năng an toàn lựa chọn thêm, loại đèn hiển thị…
Bảng giá tham khảo thang máy Mitsubishi nhập khẩu
450kg, 5 điểm dừng/5 tầng, 1m/s, không phòng máy | 450kg, 7 điểm dừng/7 tầng, 1m/s, không phòng máy | 630kg, 5 điểm dừng/5 tầng, 1m/s, không phòng máy | 630kg, 8 điểm dừng/8 tầng, 1m/s, không phòng máy | 630kg, 7 điểm dừng/7 tầng, 1m/s, có phòng máy | 825kg, 7 điểm dừng/7 tầng, 1m/s, có phòng máy | |
Thang máy Mitsubishi nhập khẩu Nhật Bản | Không có | Không có | 1780triệu | 1960triệu | 1700triệu | 1780triệu |
Thang máy Mitsubishi nhập khẩu Thái Lan | 850triệu | 910triệu | 890triệu | 980triệu | 850triệu | 890triệu |
Thang máy Mitsubishi nhập khẩu Thượng Hải, Trung Quốc | 630triệu | 690triệu | 680triệu | 780triệu | 750triệu | 780triệu |
Lưu ý: Giá trên chỉ có tính tương đối vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ giá ngoại hối, nâng cấp công nghệ mới, vật liệu cabin, các tính năng an toàn lựa chọn thêm, loại đèn hiển thị…
Nên mua thang máy ngoại hay thang máy liên doanh?
Từ câu chuyện trên, quý khách hẳn đã sẽ biết mình nên đầu tư mua thang gì: nội hay ngoại tùy theo mức tài chính và nhu cầu sử dụng. Quan trọng là thang nội ra thang nội, thang ngoại ra thang ngoại. Thang gia đình, nhu cầu đi lại cho 3-4 người trong gia đình, số tầng thấp, tốc độ vừa phải (dưới 1m/s) + dịch vụ bảo trì thường xuyên, đúng cách thì thang nội cũng rất tốt. Ngược lại, nếu thang được sử dụng thường xuyên, cho nhiều người, số tầng và tốc độ cao như ở các tòa chung cư mini, chung cư cao tầng thì thang nhập khẩu nguyên chiếc của các hãng uy tín chắc chắn sẽ bền bỉ theo thời gian và hoạt động ổn định, an toàn hơn.
Hơn nữa, khi đi mua thang, bỏ ra cả một khoản tiền nửa tỷ đến 1 tỷ, quý khách phải đi khảo giá là đúng. Tuy nhiên, thiết nghĩ, so sánh giá chỉ hợp lý nếu so sánh cùng thương hiệu và cùng hàng hóa và dịch vụ chuẩn.
Câu nói “Tiền nào của nấy” hay “Đáng đồng tiền bát gạo” luôn luôn đúng. Chúc quý khách có quyết định đúng đắn, để đồng tiền của mình được sử dụng một cách thông thái nhất.
Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn
Khuyên đọc:
Bài viết thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Việt Chào – Đại lý Ủy quyền Duy nhất và Lớn nhất của Mitsubishi Thượng Hải tại Việt Nam.
Có lý
Cám ơn bạn đã đọc và đồng quan điểm với Việt Chào.
Bài viết rất chi tiết và có ích về thang nhập khẩu. Nhưng sự thật là hàng Trung Quốc vẫn bị mn nhìn bằng con mắt thiển cận và kì thị quá nhiều