Thang máy là một thiết bị cơ điện tử thông minh, được cấu tạo từ hàng nghìn bộ phận tạo thành. Điều này đồng nghĩa với việc thang không thể tránh được sự cố. Bài viết xin chia sẻ những bí kíp về cách phòng tránh và khắc phục hiệu quả các lỗi thang máy thường gặp với nhân viên kỹ thuật bảo hành, bảo trì thang máy.
Không hẳn ai cũng biết chủ động phòng ngừa dễ dàng hơn nhiều so với việc sửa chữa thang máy đã bị hỏng và việc kiểm tra thường xuyên là bước đầu tiên để đảm bảo thang hoạt động trơn tru và tin cậy. Trên thực tế, việc kiểm tra kỹ lưỡng kết hợp với bảo trì định kỳ có thể làm tăng đáng kể hiệu suất của thang bằng cách tránh được thời gian thang ngừng hoạt động và cũng có thể giảm tiêu thụ năng lượng tới 15%.
Không ai muốn thời gian chờ đợi xử lý sự cố lâu hoặc lỗi nhỏ biến thành lỗi nặng. Điều đó không chỉ gây khó chịu, tăng chi phí sữa chữa, thay thế mà còn có thể gây mất an toàn cho người sử dụng.
Nội dung
Lỗi thang máy 1: Mòn Puly
Puly bị mòn khiến dây cáp cũng bị mòn theo, việc này sẽ lại khiến puly ngày càng bị ăn mòn hơn. Vì vậy việc kiểm tra định kỳ tình trạng puly sẽ ngăn chặn điều này xảy ra, vì khi puly đã bắt đầu bị ăn mòn thì sẽ kéo theo những lỗi nặng hơn.
Giải pháp: Mài lại rãnh puly
Thay thế hoặc sửa chữa lại puly có thể giúp ngăn ngừa sự cố hỏng cáp, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra cấu hình rãnh để đảm bảo sự tương thích giữa puly và cáp. Các công cụ tiêu chuẩn từ tính và thước căn có thể giúp bạn kiểm tra độ mòn trên các rãnh.
Lỗi thang máy 2: Dầu nhiễm bẩn
Khi các bộ phận bị mài mòn sẽ giải phóng các hạt kim loại nhỏ vào dầu, gây cản trở hoạt động của hệ thống thang máy. Bôi trơn không đúng cách hoặc phớt bị mòn cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thang.
Biện pháp: Kiểm tra dầu
Để đảm bảo thang máy của bạn không bị ảnh hưởng bởi những chất bẩn này, cần phải phân tích tình trạng dầu, trong đó bạn cần kiểm tra một số đặc tính có thể cho thấy hiện tượng nhiễm bẩn hoặc mài mòn động cơ. Ví dụ, nếu hàm lượng đồng trong dầu hộp số cao thì có thể đã xảy ra hiện tượng chớm mòn trên đỉnh bánh răng. Sự cố này thường xảy ra với động cơ có hộp số. Hiện nay, chỉ còn khoảng 25-30% số thang máy còn sử dụng công nghệ hộp số bánh răng này. Toàn bộ thang máy Mitsubishi Thượng Hải đã được nâng cấp lên động cơ không hộp số, nam châm vĩnh cửu. Hoặc, đối với dòng thang thủy lực thì nếu mức độ nhôm cao trong bình đựng dầu có thể có nghĩa là vỏ máy bơm đã xảy ra hiện tượng mài mòn.
Lỗi thang máy 3: Cáp tải mòn/ra dầu
Trong 1 sợi cáp tải có nhiều sợi cáp hợp lại với nhau tạo thành. Trong sợi cáp tải có lõi đay ở bên trong, được tẩm dầu để bảo dưỡng cáp tải. Khi quá trình thang hoạt động với tần suất nhiều như ở chung cư thì sợi cáp tải phải chịu lực kéo lớn khi có tải bên trong thang, xiết chặt lõi đay bên trong sợi cáp khiến sợi cáp tiết ra dầu để bảo vệ cáp tải. Lâu ngày lượng dầu tiết ra nhiều khiến sợi cáp có hiện tượng vón cục và dính vào cáp. Song song bên cạnh đó thì dầu bảo quản bên trong lõi đay bị khô dần và lâu ngày sẽ tiết ra gỉ sét. Việc cáp bị khô dầu, cộng với ma sát với puly và chịu lực kéo, theo thời gian sử dụng cáp tải sẽ bị mòn. Tỷ lệ khô cáp, mòn cáp tùy thuộc vào tuần suất sử dụng, điều kiện sử dụng ví dụ như nhiệt độ phòng máy, hố thang quá nóng, nhiều bụi bẩn. Lỗi này nếu không được khắc phục có thể dẫn đến trôi thang, và thậm chí nặng nhất là đứt cáp.
Biện pháp: Kiểm tra cáp/Thay cáp
Biện pháp kéo dài tuổi thọ của cáp là lắp đặt chuẩn, cáp không bị xoắn, vặn, điều kiện hố thang, phòng máy đáp ứng tiêu chuẩn của hãng. Tiếp theo, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của cáp. Khi trực quan thấy cáp bị mòn, đo thấy đường kính sợi cáp còn nhỏ hơn 90% đường kính ban đầu và cáp bị biến dạng, ra gỉ sét thì cần phải thay thế để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của thang. Cũng có ý kiến cho rằng có thể tra dầu vào lõi đay của cáp trong trường hợp cáp bị khô dầu. Tuy nhiên, việc tra thêm dầu cho cáp tải thường không hiệu quả vì chi phí dầu bảo dưỡng tốn kém, thời gian kéo dài tuổi thọ cáp chỉ được thêm vài tháng. Trong khi đó, thường thì đến lúc cáp tải khô dầu cũng là lúc cáp đã bị mòn đến độ cần phải thay theo khuyến nghị của hãng như trên.
Lỗi thang máy 4: Thang bị lắc/giật
Nguyên nhân có thể là các điểm nối ray ở bát bát lỗ chưa chuẩn hoặc ray cabin có hiện tượng bị vặn ngang, khi thang chạy qua điểm đó sẽ có hiện tượng lắc ngang.Hiện tượng thang bị giật thường chỉ xảy ra với dòng thang cao tầng, tốc độ cao. Việc này có thể là do shoes cabin bị mút, ray cabin bị khô dầu. Lỗi thang bị lắc/giật không gây nguy hiểm cho người sử dụng, nhưng tạo ra cảm giác không thoải mái, đôi khi là lo lắng. Đối với chất lượng thang, hiện tượng này nếu để lâu có thể ảnh hưởng tuổi thọ của ray, shoes.
Biện pháp: Chỉnh/bôi trơn ray
Đảm bảo quá trình lắp ray đạt tiêu chuẩn, đặc biệt ở các điểm nối ray. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện các điểm nối bát bát ray chưa phẳng hoặc ray bị vặn ngang thì cần lên phương án điều chỉnh ngay. Thường xuyên kiểm tra tình trạng shoe cabin và bôi trơn ray.
Lỗi thang máy 5: Lỗi cửa cabin/tầng
Lỗi phổ biến nhất với thang máy là kẹt cửa, khi có vật thể lạ rơi vào các rãnh trượt, khiến các puly dẫn hướng và bộ truyền động cửa bị lỗi bị lỗi. Khi cửa bị lỗi, thang sẽ không hoạt động nhờ có tính năng an toàn cao.
Biện pháp: Vệ sinh cửa
Những lỗi này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, vệ sinh, kiểm tra đánh giá tình trạng hoạt động của thiết bị và xử lý ngay.
Lỗi thang 6: Tiếng ồn phanh
Một số thang máy gây ra tiếng ồn khi khởi động hoặc dừng thang, đặc biệt là ở các tầng cao, gần phòng máy. Tiếng ồn này là do lực phanh đóng/mở gây ra, một phần là do khe hở giữa má phanh và tang động cơ bị lớn hơn mức trong phép. Tùy từng trường hợp, đôi khi hiện tượng tiếng ồn phanh này không hẳn là một lỗi thang máy, nhưng gây khó chịu cho người sử dụng cũng như khiến quá trình mài mòn phanh diễn ra nhanh hơn. Và nhân viên bảo trì có kinh nghiệm sẽ vẫn có cách để xử lý lỗi này.
Biện pháp: Điều chỉnh khe hở phanh
Thường xuyên kiểm tra khe hở giữa má phanh và bề mặt động cơ, đảm bảo trong giới hạn 0,10-0,12mm và phương sai trên và dưới nằm trong phạm vi 0.020,02mm. Sử dụng thước lá đo khe hở đo thật cẩn thận. Lưu ý khi đo phải vận hành thang ở chế độ bằng tay, tốc độ thấp. Vì khe hở rất nhỏ và đòi hỏi độ chính xác cao nên việc này đòi hỏi độ tỉ mỉ, cẩn thận, nếu không khe hở sẽ bị quá rộng hoặc quá hẹp. Kỹ thuật viên cần phải luyện tập thực hành nhiều lần cho đến khi thuần thục. Toàn bộ dòng thang LEHY-III, nâng cấp từ dòng thang LEHY-II trước đây của Shanghai Mitsubishi giờ đây đã được trang bị công nghệ điều khiển điện áp phanh dòng kín (thay cho công nghệ điều khiển điện áp vòng mở trước đây). Nhờ vậy, tốc độ phanh và mô men xoắn của phanh được điều khiển chính xác hơn ở mọi giai đoạn phanh (bắt đầu, kết thúc, phanh khẩn cấp…). Việc này giúp giảm đáng kể tiếng ồn phanh, mang lại sự yên tĩnh, thoải mái cho người dùng.
Lỗi thang 7: Nguồn điện không ổn định
Vì thang máy yêu cầu nguồn điện lớn từ các hệ thống tiện ích của tòa nhà thương mại, việc thay đổi điện áp (điện áp không ổn định) có thể gây ra lỗi động cơ, thậm chí có thể gây hỏng nặng thang máy.
Giải pháp: Khảo sát chất lượng điện
Khảo sát chất lượng điện có thể phát hiện ra các lỗi phổ biến như điện áp thấp / điện áp cao. Ví dụ, việc dùng phương pháp đo nhiệt hồng ngoại có thể đo được mức dao động nhiệt độ quá mức, giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi gây ra sự cố hệ thống tốn kém; sử dụng công nghệ hồng ngoại dễ dàng nhận biết cầu chì chạy nóng.
Luôn khuyến cáo khách hàng phải dùng nguồn điện 3 pha cho thang có tải trọng từ 200kg trở lên vì nguồn điện ổn định và khỏe hơn 1 pha.
Nếu các bạn còn gặp những lỗi thang máy nào mà muốn chia sẻ với Việt Chào hoặc muốn hỏi thêm cách xử lý từ chuyên gia của Việt Chào thì vui lòng comment phía dưới nhé.
Mời bạn đọc thêm bài viết liên quan:
- Chế độ Bảo hành – Bảo trì của Việt Chào
- Quy-trinh-bao-tri-thang-may-Viet-Chao
- Giá bảo trì thang máy bao nhiêu tiền một tháng là hợp lý
- Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thang máy an toàn
Cho hỏi sao thấy trên Hiệp hội thang máy anh em vẫn hỏi cách tra dầu bảo dưỡng cho cáp tải?
Cám ơn bạn Hùng Hải đã đọc bài và gửi câu hỏi. Việt Chào xin trả lời bạn là: việc tra dầu bảo dưỡng cho cáp tải thường không mang lại nhiều hiệu quả như chúng tôi đã đề cập trong bài viết. Có lẽ tùy trường hợp cụ thể mới có thể quyết định là có nên tra dầu cho cáp hay là nên thay luôn.