Cáp tải thang máy có đứt được không và bao lâu phải thay?

Cáp tải thang máy là một bộ phận không thể thiếu và thu hút nhiều sự quan tâm của người sử dụng vì liên quan mật thiết đến hệ số an toàn của thang máy sử dụng công nghệ cáp kéo. Mỗi khi có vụ tai nạn rơi thang máy xảy ra, nhiều người không khỏi lo lắng về độ bền và khả năng chịu tải của cáp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết của Việt Chào để giải đáp những thắc mắc trên.

 

Cấu tạo cáp thang máy

Mỗi sợi cáp thang máy có cấu tạo từ 6, 8 hoặc 9 sợi tao cáp, trong mỗi tao cáp lại có 19, 21, 25 sợi thép nhỏ. Cáp tải thang máy được chia làm hai loại chính:

  • Cáp lõi dù (lõi đay): Ký hiệu là FC – fibre core. Lõi cáp được làm từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp. Loại này được sử dụng rộng rãi cho thang máy vì dễ dàng điều chỉnh theo hình dạng rãnh puly. Nhờ được tẩm dầu, cáp lõi dù có khả năng chống lại áp lực tiếp xúc với rãnh puly rất cao.

 

cap-tai-thang-may-loi-day

 

  • Cáp lõi thép: Ký hiệu là IWRC. Lõi bằng kim loại có tác dụng hỗ trợ sức căng của các tao cáp riêng lẻ. Ngoài ra, cáp lõi kim loại có độ giãn thấp hơn so với cáp lõi đay ở cùng mức tải trọng.

cap-tai-thang-may-loi-thep

 

Cáp có ký hiệu 8 x 19 – FC: có nghĩa là sợi cáp có 8 tao, mỗi tao có 19 sợi thép nhỏ, lõi đay.

Cáp có ký hiệu 9 x 21 – IWRC: có nghĩa là sợi cáp có 9 tao, mỗi tao có 21 sợi thép nhỏ, lõi thép.

Tuổi thọ, độ an toàn của cáp tải thang máy

Câu hỏi Việt Chào được hỏi rất nhiều là:

Khi thang máy rơi liệu cáp có đứt được không?

Như đã nêu ở trên, hệ thống cáp thang máy có cấu tạo rất chắc, gồm từ 4-7 sợi cáp và mỗi sợi cáp lại được cấu tạo lên từ rất nhiều sợi thép nhỏ được thiết kế chống vặn.

Hai đặc tính quan trọng của cáp tải thang máy là:

  • Khả năng dự phòng: nhờ khả năng này, nếu một trong các tao cáp riêng lẻ bị hỏng, các tao khác sẽ đảm nhận chức năng của cáp và vẫn hoạt động nhờ có sự tương tác giữa các tao.
  • Khả năng phát hiện lỗi: có nghĩa là khả năng xác định tuổi thọ và mức độ mỏi khi uốn của cáp. Khi độ mỏi tăng lên, sợi thép bên ngoài bị đứt nhiều hơn nên bằng mắt thường cũng có thể xác định được tình trạng mòn cáp trước khi có lỗi nghiêm trọng xảy ra.

Vì vậy, nếu được lắp đúng định mức khuyến cáo về tải trọng và tốc độ, và được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên thì cáp sẽ không thể đứt được. Thang máy đạt chuẩn, được kiểm định hoạt động rất an toàn, chưa có trường hợp nào bị rơi thang máy do đứt cáp. Những trường hợp đứt cáp thang máy chỉ từng xảy ra với các thang máy tự chế, không được kiểm định, không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, được thiết kế rất sơ sài để tiết kiệm chi phí. Những trường hợp rơi thang máy rất hiếm khác có thể là do lỗi bộ vượt tốc, lỗi phanh hoặc pully, hoặc do cáp bị mòn…chứ không phải do đứt cáp.

Hoặc đôi lúc khách có cảm giác thang bị tụt. Hiện tượng tụt thang trong quá trình đi từ tầng trên cùng xuống dưới cùng là do qua tầng bất kỳ, móng ngựa dừng tầng không đếm được tầng nên người đứng trong cabin mới có cảm giác bị tụt tầng, nhưng thang sẽ giảm tốc và về tầng gần nhất để dừng lại. Biệp pháp khắc phục là kiểm tra lại móng ngựa, kiểm tra lại giới hạn giảm tốc, kiểm tra lại kiếm cửa carbin có chạm doorlock không.

Cáp thường bị lỗi gì?

Tuy nhiên, cáp tải thang máy có thể gặp các vấn đề sau:

  • Cáp bị giãn: độ giãn của cáp phụ thuộc vào tần suất sử dụng thang và tải trọng thang. Nếu thang được sử dụng thường xuyên, đầy tải thì cáp sẽ bị giãn nhanh hơn thang ít sử dụng.
  • Cáp bị mòn: khi hoạt động kéo thang máy lên xuống, cáp sẽ trượt theo rãnh puly. Theo thời gian, lực ma sát do tiếp xúc giữa cáp và bề mặt rãnh puly khiến cáp tải bị mòn. Giải pháp hạn chế mòn cáp là thường xuyên kiểm tra rãnh puly xem để đảm bảo sự tương thích giữa puly và cáp. Các công cụ tiêu chuẩn từ tính và thước căn có thể giúp kiểm tra độ mòn trên các rãnh.
  • Cáp bị khô dầu, gỉ sét: Đối với cáp lõi đay, lõi đay ở bên trong được tẩm dầu để bảo dưỡng cáp tải. Khi quá trình thang hoạt động với tần suất nhiều như ở chung cư thì sợi cáp tải phải chịu lực kéo lớn khi có tải bên trong thang, xiết chặt lõi đay bên trong sợi cáp khiến sợi cáp tiết ra dầu để bảo vệ cáp tải. Lâu ngày lượng dầu tiết ra nhiều khiến sợi cáp có hiện tượng vón cục và dính vào cáp. Song song bên cạnh đó thì dầu bảo quản bên trong lõi đay bị khô dần và đến khi tiết ra gỉ sét.

Công tác bảo trì hàng tháng có thể ngăn ngừa được những lỗi này trước khi có những lỗi nghiêm trọng hơn nữa xảy ra với cáp tải thang máy.

 

Việc tra dầu có cải thiện được tình trạng khô dầu trong lõi đay không? – Việc tra dầu bảo dưỡng cáp chỉ kéo dài tuổi thọ của cáp tải 5 đến 10 tháng và chi phí dầu bảo dưỡng cáp tải đắt, ví dụ: thang máy 20 Stop, 2.5m/s, 5 sợi cáp phi 10 thì chi phí khoảng 5triệu/thang. Hơn nữa, việc tra thêm dầu bảo dưỡng vào cáp tải có thể gây hỏng cáp nhanh hơn vì hệ số trượt tăng lên.

cap-tai-thang-may-1
Hệ thống cáp gồm 8 sợi đạt chuẩn Shanghai Mitsubishi được lắp tại thang máy tốc độ cao 3.5m/s cho tòa nhà 46 tầng ở Mỹ Đình, Hà Nội

Bao lâu thì phải thay cáp?

Tuổi thọ của dây cáp phụ thuộc vào thiết kế thang máy (điểm dừng, tốc độ) và thiết kế cáp (số lượng dây dây cáp, đường kính cáp, chủng loại cáp), tần suất hoạt động và các yếu tố khác như tình trạng phòng máy và tình trạng của tòa nhà liên quan. Đường kính sợi cáp bị nhỏ hơn 90% đường kính ban đầu và trường hợp cáp bị biến dạng thì cần phải thay thế. Ngoài ra, khi cáp bị gỉ sét thì cũng cần phải thay thế.

Lưu ý khi thả và bảo dưỡng cáp tải thang máy

Khi thả cáp:

Khi thả cáp tải thang máy cần lưu ý tkhông để xoắn hoặc gập gãy cáp. Các sợi cáp phải căng đều và không xoắn vào nhau.

 

Khi bảo trì, bảo dưỡng cáp:

Sau đây là quy trình bảo dưỡng cáp tải theo tiêu chuẩn của Shanghai Mitsubishi mà Việt Chào đang thực hiện:

Kiểm tra từng sợi dây trong phòng máy hoặc trên đầu cabin. Trong trường hợp dây cáp bị gỉ sét, xử lý như sau:

① Trong trường hợp dây cáp bị gỉ nghiêm trọng và dây bị hỏng, đề xuất chủ đầu tư thay dây cáp mới.

Định nghĩa về gỉ sét nghiêm trọng:

- Có thể nhìn thấy gỉ sét ở đầu dây và trong các khe hở giữa các tao cáp.

-Dầu bôi trơn cáp bị khô và có thể nhìn thấy mạt gỉ sét trong các khe hở giữa các tao cáp, điều này cho thấy dây thép đã bị gỉ sét.

② Đo đường kính của sợi cáp tại vị trí bị gỉ. Nếu kết quả đo nhỏ hơn 90% so với đường kính ban đầu thì cần thay cáp.

③ Nếu chưa có điều kiện thay cáp ngay và vẫn tiếp tục sử dụng thang, hãy ghi lại số lượng dây bị đứt và đường kính của từng vị trí bị gỉ sét và kiểm tra lại cáp với tần suất 12 tháng một lần.

④ Bôi dầu bôi trơn cáp số 6  vào từng vị trí bị gỉ sét. Nếu là dây cáp dùng cho động cơ có tải trọng lớn, hãy bôi dầu số 16.

 

Để thang máy hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn cho hành khách, giảm chi phí thay thế thiết bị, quý khách hãy thông thái lựa chọn đơn vị cung cấp thang và dịch vụ bảo trì uy tín.

 

[wpi_designer_button text=’VUI LÒNG GỌI CHO VIỆT CHÀO ĐỂ ĐƯỢC CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO TRÌ CHẤT LƯỢNG‘ link=’tel:0898552888′ style_id=” target=’self’]

 

 

Bài viết bạn có thể quan tâm: